Lịch sử và miêu tả Moai

Chưa tới một phần năm những bức tượng được chuyển tới các địa điểm nghi lễ và dựng lên khi đã được đội một cái mũ hình trụ (pukau) bằng đá đỏ. Những chiếc "mũ" đó, như chúng thường được gọi, được chế tạo từ đá ở một mỏ duy nhất là Puna Pau. các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Oregon mới đây đã đưa ra thêm lời giải cho những bí ẩn về chiếc "mũ đá" trên đảo Phục Sinh.

Theo đó, những chiếc "mũ đá" này tượng trưng cho búi tóc của vị tù trưởng. Họ đã thắng trong các cuộc chiến giành quyền lực nên được người dân tôn vinh bằng những bức tượng lớn.

Trong số hơn 1.000 bức tượng (gọi là Moai) trên đảo thì người ta chỉ tìm thấy khoảng 70 chiếc mũ, điều đó cho thấy, "mũ đá" không phải dành cho tất cả mà là "phần thưởng", biểu tượng của quyền lực. Qua nghiên cứu, mỗi chiếc mũ nặng tới vài tấn, làm bằng xỉ núi lửa với màu đỏ đặc trưng. Không những thế, trên phía đỉnh mũ còn có một khối hình trụ cồng kềnh (có tên là Pukao) trông giống như chiếc mũ lông thú của Nga.

Sean Hixon thuộc ĐH Oregon cho hay, các nhà sử học và dân tộc học cho rằng, những chiếc mũ là đồ trang trí. Tuy nhiên, tại những bức tượng lớn nhất, những khối trụ trang trí trên mũ có thể cao đến 2 m, nặng tới 12 tấn.

Không ai biết chính xác những khối đặt trên mũ có ý nghĩa gì nhưng chúng được chạm khắc một cách tinh tế và hoàn toàn khác biệt.

Nhiều giả thuyết đã được đưa ra. Trong đó, có người cho rằng, người xưa đã phải tập hợp rất nhiều đá, sau đó dùng thân cây làm con lăn để vận chuyển tới các bức tượng khổng lồ đặt trên những chiếc bệ cao.

Hixon và các đồng nghiệp của ông đã dùng vật lý đơn giản để mô tả lại cách người xưa đưa những bức tượng nặng tới hàng chục tấn lên núi. Chẳng hạn như người xưa đã sử dụng hệ thống ròng rọc hoặc tạo một đường dài tới tòa tháp khổng lồ để dựng các Moai và mũ Pukao cùng một lúc.

Hình dạng thuôn dài sẽ có lợi thế hơn một mặt cắt ngang hình tròn, do đó nó sẽ chặn các Pukao lăn xuống dốc một cách tình cờ. Các chuyên gia phát hiện một vài vết lõm dày khoảng 2 cm ở trên mỗi Pukao. Đây được cho là dấu tích của chiếc dây cùng lực kéo của người xưa khi phải kéo chúng trên một đoạn đường dài.

Tuy nhiên không phải Pukao nào cũng có vết lõm đó. Một vài nhà nghiên cứu cho rằng, chính sự xói mòn của thời tiết đã làm thay đổi bề mặt của Pukao và khiến họ khó xác định vết trầy xước này. Các chuyên gia vẫn đang tiếp tục tiến hành nghiên cứu để tìm ra lời giải cuối cùng cho những bí ẩn tại đảo Phục Sinh - một trong những bí ẩn lớn nhất của nhân loại.

Khoảng 95% trong số 887 moai ta biết hiện nay được tạc từ tro núi lửa tại Rano Raraku, 394 moai hiện vẫn nhận thấy được. Việc vẽ bản đồ bằng GPS (hệ thống định vị toàn cầu) gần đây cho thấy tại khu vực phía trong có thể có một số moai khác tồn tại. Các mỏ đá tại Rano Raraku dường như đã bất thần bị bỏ hoang, với nhiều bức tượng vẫn ở nguyên vị. Tuy nhiên, các công đoạn chế tạo khác phức tạp và hiện vẫn đang được nghiên cứu. Hầu như tất cả các moai đã được hoàn thành và chuyển từ Rano Raraku tới dựng thẳng tại các địa điểm nghi lễ và lại bị lật đổ đều do người bản địa tiến hành ở giai đoạn ngay sau khi công việc được hoàn tất.

Bản đồ Đảo Phục sinh với các địa điểm MoaiHình chụp gần moai tại Ahu Tahai, được nhà khảo cổ học Hoa Kỳ William Mulloy phục chế với cặp mắt bằng san hôAhu Tongariki, phục hồi thập niên 1990Ahu Akivi, moai duy nhất quay mặt ra biển

Dù thường các bức tượng chỉ có phần "đầu", trên thực tế moai có đầu và thêm phần thân mình đã được rút gọn.

Những năm gần đây, nhiều bức tượng moai đã được tìm thấy trong tình trạng nguyên vẹn, dù đã bị lật đổ, mặt úp xuống đất. Nhờ vậy mọi người đã khám phá rằng các hốc mắt sâu nổi tiếng của moai từng chứa đựng những đôi mắt san hô. Những đôi mắt mô phỏng đã được chế tạo và đặt vào vị trí phục vụ cho việc chụp ảnh.

Các bức tượng được những người khai hoang Polynesia tại hòn đảo này chế tạo bắt đầu từ khoảng năm 1000–1100 sau Công Nguyên. Ngoài việc thể hiện những vị tổ tiên đã mất, moai, cũng từng được dựng tại những địa điểm nghi lễ, cũng có thể từng được coi là hiện thân của các vị thủ lĩnh nhiều quyền lực đang sống. Chúng cũng là những bức tượng biểu hiện dòng giống quan trọng. Moai được điêu khắc bởi một nhóm những người điêu khắc chuyên nghiệp và là một tầng lớp riêng biệt, những người thuộc một tầng lớp cao hơn so với những thợ điêu khắc Polynesia bình thường khác. Các bức tượng đòi hỏi chi phí chế tạo rất lớn; không chỉ bởi việc khắc mỗi bức tượng đều đòi hỏi chi phí nhân công và nguyên liệu, mà còn cho việc di chuyển và dựng đứng nó lên ở vị trí chọn lựa. Hiện ta vẫn chưa biết rõ moai được di chuyển bằng cách nào nhưng quá trình này chắc chắn đòi hỏi nhiều nhân công, dây kéo, búa và/hay con lăn. Một giả thuyết khác cho rằng moai có thể đã được di chuyển bằng cách đẩy đi. (Pavel Pavel và cuộc thực nghiệm thành công của ông[2] chứng minh rằng chỉ cần 17 người với những sợi dây có thể di chuyển với tốc độ khá nhanh những bức tượng ở mức trung bình và cho rằng kỹ thuật này có thể được mô phỏng ở mức độ lớn hơn cho các bức tượng lớn khác). Tới giữa những năm 1800, tất cả moai bên ngoài Rano Raraku và nhiều bức tượng ở trong mỏ đá đã bị lật đổ. Ngày nay khoảng 50 moai đã được dựng lại ở vị trí cũ của chúng.

Những truyền thuyết của người dân trên đảo nói về một vị tộc trưởng tên là Hotu Matu'a, người từng rời quê hương để tìm một quê hương mới. Nơi ông lựa chọn hiện chúng ta gọi là Đảo Phục sinh. Khi ông qua đời, hòn đảo được sáu người con trai của ông phân chia và sau đó lại bị những người cháu chắt chia nhỏ tiếp. Những người dân trên đảo có thể từng tin rằng những bức tượng của họ có thể hấp thu "mana" (những năng lực siêu nhiên) của vị thủ lĩnh. Họ có thể tin rằng bằng cách tập trung mana trên đảo những điềm lành sẽ tới, ví dụ, mưa sẽ rơi và những mùa vụ sẽ bội thu. Truyền thuyết của người định cư chắc chắn là một phần của một thần thoại khác, phức tạp hơn và phản ánh nhiều khía cạnh hơn, và nó đã thay đổi theo thời gian.